Sunday, 28/04/2024|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Trường THCS Thị Trấn Văn Giang- Huyện Văn Giang- Tỉnh Hưng Yên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY HỘI SÁCH- STEM NĂM HỌC 2023-2024

Thực hiện kế hoạch năm học 2023 - 2024  nhằm phát huy niềm say mê sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) của học sinh nhà trường và từng bước đẩy mạnh tiếp cận phương pháp giáo dục STEM trong đội ngũ giáo viên; xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường, hướng tới phát triển toàn diện năng lực cho học sinh;

Căn cứ tình hình thực tế, trường THCS Thị trấn Văn Giang tổ chức ngày hội SÁCH&STEM năm học 2023-2024, với các nội dung như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM. Tạo cơ sở ban đầu để lan toả phương pháp dạy học STEM trong đội ngũ giáo viên.

- Từng bước xây dựng ngày hội STEM trở thành một sân chơi khoa học thường niên, bổ ích, lí thú với nhiều nội dung liên hệ mật thiết với thực tiễn; khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Tạo điều kiện để học sinh chia sẻ kiến thức, hiểu biết của bản thân về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh, giúp học sinh có cơ hội tiếp cận các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển năng lực của bản thân.

- Là cơ hội cho giáo viên, học sinh giao lưu học hỏi chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp tuyên truyền đọc sách đối với học sinh, từ đó xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, một nét đẹp trong đời sống tinh thần của cộng đồng.

- Là cơ hội để cha mẹ học sinh và các giáo viên hiểu thêm về ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh, từ đó sẽ ủng hộ và tạo điều kiện cho các en tham gia hoạt động đọc sách, được rèn luyện thói quen và phương pháp đọc sách phù hợp hiệu quả.

- Tổ chức, xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, nhằm hướng tới xây dựng xã hội học tập, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách, tôn vinh những người tham gia sưu tầm nghiên cứu sáng tác, in, phát hành, lưu trữ và quảng bá sách.

- Định hướng cho học sinh biết lựa chọn sách, học tập và ứng dụng điều hay từ sách.

- Giúp học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập.

2. Yêu cầu:

Tổ chức các hoạt động phải đa dạng phong phú, thiết thực, hiệu quả có tác dụng hình thành thói quen đọc sách trong cán bộ giáo viên và học sinh.

- 100% học sinh  tham gia Ngày hội.

- Các hoạt động đảm bảo tính giáo dục, tính sáng tạo, tính đoàn kết, sự an toàn và tiết kiệm chi phí.

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp tích cực hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và tham gia gia đầy đủ và có đầu tư.

- Giáo viên các bộ môn nhiệt tình hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hướng dẫn học sinh thực hiện ý tưởng để tạo ra các sản phẩm tham gia ngày hội.

B. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG

Ngày hội được tổ chức với  2 nội dung:  SÁCH+STEM được trình bày cùng một khu vực theo đơn vị lớp.

I. NỘI DUNG SÁCH:

1. Trưng bày sách theo chủ đề (9 chủ đề, mỗi chủ đề có 2 lớp trưng bày)

Mỗi lớp 1 chủ đề (bốc thăm)

Chủ đề Sách :

1. Sách về Bác Hồ

2. Sách văn học dân gian và văn học hiện đai Việt Nam.

3. Sách về thanh niên, về lý tưởng, mục đích sống

4. Sách lịch sử.

5. Sách nêu gương, sách về gười nổi tiếng, sách vĩ nhân

6. Sách tâm lí, sách kĩ năng.

7. Sách thường thức khoa học.

8. Sách về người phụ nữ, người mẹ

9. Truyện ngắn, truyện tranh thiếu nhi chọn lọc

Yêu cầu:

+ Số lượng cho mỗi chủ đề/mỗi lớp ít nhất là 15 cuốn. (khuyến khích sưu tầm phong phú các loại, huy động sách từ nhiều nguồn  khác nhau: mượn của gia đình, người thân, lớp tự bỏ kinh phí ra mua thêm để trưng bày, số lượng và chất lượng sách là 1 căn cứ để chấm trưng bầy của lớp…)

+ Chấm sự phong phú đầu sách, cách bày trí sách trong góc của lớp.

2. Trưng bày bìa sách tự thiết kế: Việc thiết kế bìa sách được phát động và chấm thi trước khi diễn ra ngày hội. Hình thức dự thi cá nhân. Học sinh các lớp chọn cuốn sách mình yêu thích và tự thiết kế lại theo nội dung và nghệ thuật của sách. Các tác phẩm đẹp sẽ được trao giải của BTC và được trưng bầy tại khu vực của lớp.

3. Khu vực bán hàng sách và đồ handmade, đồ lưu niệm:

Các lớp huy động ủng hộ sách cũ, đồ trang trí, đồ lưu niệm từ nhiều nguồn (học sinh, gia đình, người thân…) để bán đồng giá với tinh thần chia sẻ để mọi người có nhiều cơ hội được đọc sách, số tiền thu được ủng hộ vào duy trì tủ sách Thư viện và quỹ lớp.

II. NỘI DUNG STEM:

Các lớp trưng bày (có thuyết trình) các sản phẩm STEM do lớp mình làm.

1.1. Sản phẩm bắt buộc  

+ Sản phẩm chung cho cả 4 khối 6,7,8,9:

Làm và trưng bày sản phẩm từ vật liệu tái chế (trồng cây vào các  đồ tái chế): các đc dạy TNST9 và GV dạy KHTN.

Làm bánh trôi ngũ sắc: GVCN + GV dạy môn KHTN 6.

+ Sản phẩm riêng từng khối

- Khối 9: Chế tạo pin điện hóa (Đc Giang + đc Chung) và làm xà phòng (đc Minh+ My).

- Khối 8: Làm đèn kéo quân: (đ/c Thu + Chung + H Nga)

- Khối 7: Làm sữa chua hoa quả: (Đc My + đc P. Lan)

- Khối 6: Làm rau mầm (GVCN + Đc Minh+ Nhung)

1.2. Sản phẩm tự chọn

Ngoài các sản phẩm bắt buộc, nếu các lớp có thêm sản phẩm trưng bày sẽ được cộng điểm.

-Làm xe từ trường, thuyền chở vật liệu, gấp các hình(hình, khối hình hình học, hoa hoặc con vật từ giấy,…)

-Vẽ tranh (có thể theo hình thức xé dán hoặc trên một số chất liệu như vỏ trứng,…

-Các sản phẩm khác…

III TRẠM TRẢI NGHIỆM , KHU VUI CHƠI VÀ THI ĐẤU

Trạm 1: Trải nghiệm và thi đấu lập trình lắp ráp và điều khiển Robot

Học sinh sử dụng các vật tư, linh kiện rời thuộc bộ đồ dùng Stem robot để chế tạo và điều khiển: Robot chọc thủng bóng của đối phương; Robot tìm kiếm và đẩy ngã chai nước trong vòng tròn; Robot dò đường kết hợp né vật cản; Robot giải mê cung; Robot nhảy múa.;  Robot phát ra một giai điệu.

Trạm 2: Trò chơi dân gian

 Học sinh được tham gia chơi một số trò chơi dân gian…

Trạm 3: Thi vẽ tranh

+ Trải nghiệm theo đội, mỗi đội gồm 5 học sinh.

+ Tham gia tự nguyện.

+ Hình thức: Bốc thăm chọn chủ đề để nhận yêu cầu cụ thể (tái hiện một sự việc cụ thể trong một tác phẩm truyện đã học trong chương trình…) , có giới hạn khung thời gian các nhóm hoàn thiện sản phẩm.

Các nội dung tham gia ở trạm chỉ trao giải cá nhân, không cộng điểm để đánh giá tập thể.

IV. NỘI DUNG SÂN KHẤU

  1. Nội dung: Thi thiết kế và trình diễn trang phục dân tộc từ vật liệu tái chế
  2. Yêu cầu: Mỗi lớp chuẩn bị ít nhất 3 sản phẩm để trình diễn và tự chuẩn bị nhạc cho phần biểu diễn.
  3. Hình thức: Tự nguyện đăng ký theo lớp. Ban tổ chức sẽ chấm và trao giải trong số các lớp tham gia (từ lớp 6-9)

B. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian: 

* Giai đoạn 1: Từ 15/1/2023 đến 5`/3/2024

- Nhà trường thông báo và triển khai kế hoạch đến các lớp.

- GVCN và học sinh các lớp, các nhóm, cá nhân thống nhất ý tưởng, phương án để thực hiện các sản phẩm tham gia ngày hội.

- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và tiến hành làm các sản phẩm.

- Xây dựng ý tưởng không gian trưng bày sản phẩm sách, STEM.

* Giai đoạn 2: Từ ngày 6/3 đến 31/3/2024

- Các lớp bốc thăm chủ đề Sách (Thứ 7 ngày 9/3/2024)

- Đăng ký dự thi các nội dung tự chọn (tất cả các nội dung đều đăng ký trước 20/3/2024)

+ Thi biểu diễn trang phục dân tộc từ vật liệu tái chế: Đăng ký với cô Ngọc + Thi vẽ tranh theo sách: Đăng ký theo nhóm 5 HS với cô Thương Dung

+ Thi lắp ráp và điều khiển Robot: Đăng ký với thầy Hiển

* Giai đoạn 3: Tổ chức ngày hội:

Ngày hội SÁCH&STEM dự kiến tổ chức khoảng từ 05/4/2020 đến trước 11/4/2024 trong thời gian 1 /2 ngày

2. Địa điểm: 

Sân trường trường THCS Thị trấn Văn Giang.

C. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

1. Giải tập thể

Giải tập thể  được cộng gộp phần thi trưng bày và thuyết trình gian hàng (Sách +STEM) + điểm thưởng (nếu đăng ký và tham gia đạt kết quả cao với nội dung tự chọn)

Cơ cấu 18 giải:

1 Giải nhất: 200.000đ;

2 Giải nhì:   150.000đ;

3 Giải ba:     100.000đ;

 12 giải KK: 50.000đ

2. Các hoạt động trải nghiệm

Tùy nội dung trải nghiệm, các em sẽ nhận quà trực tiếp tại các trạm trải nghiệm

3. Giải thi đấu Robot: Giải theo nhóm tuỳ theo số lượng dự thi

4. Các nội dung tự chọn

Gồm thi vẽ tranh theo sách, thi thiết kế bìa sách, thi thiết kế và trình diễn trang phục dân tộc từ vật liệu tái chế

Mỗi nội dung cơ cấu 3 giải: 1nhất, 1 nhì, 1 ba

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban tổ chức

1. Cô Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng - Trưởng ban

2. Cô Dương Thị Hiên- Phó Hiệu trưởng - Phó ban

3. Cô Lê Thị Ngọc-Tổng phụ trách -Thư ký

4. Cô Phạm Thị Lệ Hằng- Tổ trưởng -Uỷ viên

5. Cô Nguyễn Thị Thanh Hằng- Tổ trưởng -Uỷ viên

6. Cô Trịnh Thị Hồng Minh- Tổ phó – Uỷ viên

7. Thầy Đặng Như Hiển- Giáo viên-Uỷ viên

Ban tổ chức có nhiệm vụ lập kế hoạch, phân công công tác tổ chức. Quán triệt nội dung kế hoạch triển khai để các bộ phận thực hiện.

2. Phân công phụ trách các nội dung và chấm thi

2.1. Nhóm STEM

- Cô Trịnh Thị Hồng Minh : Phụ trách nội dung và chấm thi mảng STEM (Nhóm trưởng STEM)

- Cô Ngô Trà My: Phụ trách nội dung và chấm thi mảng STEM

- Cô Đặng Thị Nhung: Phụ trách nội dung và chấm thi mảng STEM

2.1. Nhóm Sân khấu + Sách

- Cô Lê Thị Ngọc: Phụ trách các cuộc thi mảng Sách + Sân khấu

(Nhóm trưởng)

- Cô Trần Hải Hoài:  Phụ trách các cuộc thi mảng Sách + Sân khấu

- Cô Vũ Thị Thu Hường: Phụ trách các cuộc thi mảng Sách + Sân khấu

2.3. Nhóm Vẽ bìa sách + Trạm thi vẽ:

- Cô Đỗ Thị Thương Dung - Nhóm trưởng

- Cô Nguyễn Thị Kim Thanh – Uỷ viên

- Cô Nguyễn Thị Huyền Dịu -Uỷ viên

2.4 . Phụ trách trạm trải nghiệm.

Trạm 1: Trải nghiệm lập trình lắp ráp và điều khiển Robot : Đ/c Hiển, Ngần

Trạm 2: Trò chơi dân gian: đ/c Cao Lan, Đức, Thuý Hằng, Hiền

Trạm 3: Thi vẽ tranh: đ/c Dung, Thanh, Dịu

2.5. Trách nhiệm của mỗi nhóm, trạm trải nghiệm

*Với các nhóm

Mỗi nhóm giám khảo (nhóm trưởng chủ trì) căn cứ nội dung của các hoạt động xây dựng thang điểm cho phù hợp với từng nội dung, tham mưu với BTC để thực hiện. Thang điểm được gửi cho các lớp trước ngày 20/3/2024.

Nhóm giám khảo phân công các thành viên thực hiện công tác chấm giải, tổng hợp điểm và thông báo kết quả từng nội dung theo thời gian quy định cho BTC.

*Với trạm trải nghiệm

Tự lậpp kế hoạch, chuẩn bị nội dung, chuẩn bị dụng cụ, làm poster giới thiệu cho khu vực trạm do nhóm phụ trách

3. Khung chương trình ngày hội:

Dự kiến từ 05/4/2020 đến trước 11/4/2024 trong thời gian 1 /2 ngày

 

Thời gian

Nội dung

Người phụ trách

Sáng

6h00-8h00

Tập kết các mô hình trưng bày, thi sáng tạo theo vị trí được phân công.

Các nhóm, lớp

Các trại trải nghiệm chuẩn bị

GV phụ trách các trại

8h00-9h00

Khai mạc

BTC

Biểu diễn thí nghiệm STEM vui và Robot

Thi thiết kế và trình diễn trang phục dân tộc từ vật liệu tái chế

9h00-11h00

Chấm thuyết trình tại các lớp

Trải nghiệm tại 3 trạm

CLB STEM + GV được phân công phụ trách các trại

11h00-11h30

Tổng kết, trao giải

BTC

Trên đây là Kế hoạch thực hiện ngày hội Sách STEM năm học 2023 - 2024. Để việc tổ chức được thành công đạt hiệu quả và chất lượng đề nghị các GVCN triển khai và hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm túc, nhà trường sẽ thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện của các lớp.

Nhận được thông báo này, nhà trường yêu cầu các giáo viên, bộ phận được phân công, triển khai theo đúng kế hoạch.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo về BGH nhà trường để được hướng dẫn, giải quyết../.

Nơi nhận:

  • GVCN;
  • TTCM;
  • Thành viên BTC, BGK;
  • Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG
 
 

 

Nguyễn Thị Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin Video
Thống kê truy cập
Hôm nay : 25
Hôm qua : 266
Tháng 04 : 10.669
Tháng trước : 13.823
Năm 2024 : 45.038
Năm trước : 133.486
Tổng số : 4.360.750